I. DẦU BÔI TRƠN LÀ GÌ?
Dầu bôi trơn (còn có tên gọi khác là dầu nhớt, dầu nhờn) là một dạng chất lỏng được sử dụng để giảm ma sát giữa các bề mặt tiếp xúc, giúp chúng di chuyển dễ dàng hơn và tránh sự mài mòn. Dầu bôi trơn được tạo thành từ dầu gốc và các chất phụ gia, được sử dụng để bôi trơn máy móc, động cơ. Thành phần chính cấu tạo nên dầu bôi trơn bao gồm hai thành phần là dầu khoáng và các chất phụ gia. Chủ yếu từ parafin, isoparafin, naphten.
Loại dầu này thường được sử dụng trong các động cơ máy móc, thiết bị công nghiệp, ô tô, đồ chơi cơ khí, và nhiều ứng dụng khác. Mỗi loại dầu bôi trơn có đặc tính về độ nhớt, độ dính và khả năng chịu nhiệt khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng cụ thể. Khác với dầu thuỷ lực, dầu bôi trơn được sử dụng với mục đích chính làm giảm ma sát giữa các chi tiết máy.
Nhiều người thắc tại sao dầu bôi trơn sao lại được thêm các chất phụ gia? Sở dĩ dầu bôi trơn cần được thêm các chất phụ gia là bởi vì dầu gốc chưa có đủ các thành phần giúp đáp ứng các nhu cầu bôi trơn máy móc. Do đó, chất phụ gia được cho thêm giúp nâng cao hiệu quả của dầu gốc, giúp đáp ứng các tiêu chí bôi trơn máy móc, giúp đạt hiệu quả tối đa. Tuy nhiên, khi pha trộn dầu gốc và chất phụ gia cần pha theo tỉ lệ nhất định.

II. VAI TRÒ CỦA DẦU BÔI TRƠN LÀ GÌ?
Hàng trăm năm trước, trước khi phát hiện ra dầu bôi trơn, người ta thường sử dụng các chất như mỡ lợn, dầu ô liu… để bôi trơn máy móc, thiết bị. Sự ra đời của dầu nhớt đã giúp máy móc, động cơ hoạt động trơn tru hơn, đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất công nghiệp. Dưới đây là một số vai trò nổi bật của dầu bôi trơn!
2.1. Bôi trơn các loại máy móc, thiết bị
Đây được coi là vai trò chính của dầu bôi trơn. Xe nâng hàng hoạt động dựa trên hệ thống thủy lực và piston nâng hạ, khi sử dụng dầu bôi trơn giúp cho piston chuyển động mượt mà, nhẹ nhàng hơn. Việc dùng dầu bôi trơn giúp bảo vệ bề mặt tiếp xúc, giảm ma sát, giúp tăng hiệu suất hoạt động tối đa.
Dầu bôi trơn cũng giúp giảm tiếp xúc giữa các chi tiết máy, hạn chế sự hao mòn bề mặt kim khí. Qua đó giúp nâng cao tuổi thọ của các động cơ, đảm bảo máy hoạt động ổn định.
2.2. Làm mát động cơ
Khi máy móc hoạt động, quá trình đốt cháy nhiên liệu sẽ diễn ra làm tăng nhiệt độ của động cơ. Do đó, việc sử dụng chất lỏng có tác dụng làm mát, hạ nhiệt cho động cơ như dầu bôi trơn là điều vô cùng cần thiết và quan trọng, giúp máy móc và thiết bị có thể hoạt động ổn định hơn.
Bên cạnh đó, sử dụng dầu bôi trơn cũng giúp làm mát động cơ, hạn chế tình trạng nhiệt độ động cơ tăng cao, ngăn ngừa piston bị cháy. Dầu bôi trơn.

2.3. Làm sạch động cơ
Không chỉ có vai trò giúp làm mát động cơ, dầu bôi trơn còn giúp làm sạch động cơ khá tốt. Trong quá trình đốt cháy nhiên liệu trong buồng đốt, động cơ sẽ sinh ra muội bên trong động cơ (hay còn gọi là cặn). Khi đó, sử dụng dầu bôi trơn sẽ giúp làm sạch muội, giúp động cơ hoạt động hiệu quả hơn. Đây cũng là một trong các ưu điểm nổi bật của loại dầu này.
2.4. Chống hao mòn chi tiết máy
Dầu bôi trơn có tác dụng hạn chế sự tiếp xúc của chi tiết máy với không khí bên ngoài, qua đó giúp giảm quá trình oxy hóa, chống rỉ. Ngoài ra, dầu bôi trơn còn giúp lấp đầy những khe hở giữa xi lanh và piston, giúp hạn chế áp suất sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu, tránh việc thất thoát và lãng phí nguyên liệu.
Bên cạnh những vai trò kể trên thì dầu bôi trơn cũng giúp giảm ăn mòn, nâng cao năng suất hoạt động của các động cơ và thiết bị. Đồng thời, việc bạn thường xuyên tra dầu bôi trơn cho máy móc cũng là cách giúp bảo vệ máy móc, tăng tuổi thọ cho động cơ và thiết bị.

Nguồn: https://xechinhhang.com/dau-boi-tron-la-gi/
Nhận xét
Đăng nhận xét